back Emagazine

Đánh thức tinh hoa làng nghề, di sản văn hoá: Cần một tư duy mới!

Phát triển và bảo tồn di sản

“Làng nghề truyền thống là vốn di sản quý báu của dân tộc cần được nuôi dưỡng và phát triển”, họa sĩ Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Việt Nam cho hay.Những phát hiện về khảo cổ học và cứ liệu lịch sử đã chứng minh rằng, các làng nghề Việt Nam ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Đến thế kỷ XI, các sản phẩm thủ công bắt đầu được xuất khẩu và phát triển mạnh mẽ nhất ở thế kỷ XIII. Theo thời gian, số lượng làng nghề ngày càng trở nên đông đúc, kết đọng tài hoa và công sức lao động của các thế hệ cha ông.Thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, trong đó, số lượng làng nghề ở miền Bắc chiếm gần 40%, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.

Trải qua lịch sử hình thành hàng trăm năm, các làng không chỉ lưu giữ nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, di tích lịch sử…

Và cứ thế, tên nghề được gắn chặt với tên làng, in đậm những dấu ấn văn hóa một thời: Nón làng Chuông, Gỗ Đồng Kỵ, Đồng Đại Bái, Gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, Tranh Đông Hồ, Cói Kim Sơn, Thảm Phụng Thượng…

Chính những làng nghề ấy đã góp phần tạo nên một tổng thể văn hóa đậm nét dân gian. Tuy nhiên, xu thế không thể đảo ngược của đô thị hóa đã nhanh chóng làm biến mất nhiều làng nghề mới gần đây còn là niềm tự hào, đặc biệt là ở “Thủ đô di sản”.

Làng nghề truyền thống là vốn di sản quý báu của dân tộc cần được nuôi dưỡng và phát triển.

“The La, lĩnh Bưởi, chổi PhùngLụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”

Đó là câu ca dao ca ngợi những sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội vốn đã đi vào tiềm thức của người dân. Nhưng cho đến nay, ngoài sản phẩm lụa Vạn Phúc vẫn lay lắt tồn tại, hầu hết những sản phẩm trong câu ca dao ấy đều đã trôi tuột theo dòng chảy của thời gian, lịch sử, không còn xuất hiện trên thị trường.

Cũng ngoại trừ một lượng không nhiều các làng nghề được khôi phục, phát triển, nhiều làng nghề truyền thống thực tế đã rơi vào cảnh bấp bênh nhiều năm rồi dần lụi tàn. Các làng làm giấy sắc Nghĩa Ðô (quận Cầu Giấy), đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Ðình), giấy dó Bưởi (quận Tây Hồ), tết thao Triều Khúc, sơn mài Ðông Mỹ (huyện Thanh Trì), nhạc cụ Ðào Xá (huyện Ứng Hòa)…và trong chừng mực nào đó, làng cốm Vòng, làng cây cá cảnh Quảng Bá, làng nặn tò he Xuân La … giờ đây cũng đã gần như chỉ còn là ký ức của một thời vang bóng. Trong các làng, chỉ còn lại một số nghệ nhân tâm huyết còn cố gắng cầm cự, giữ nghề cho hết trọn một đời.

Nghệ nhân Chu Tiến Công là một trong số những những người thuộc lớp gạo cội ở Làng nghề tò he độc nhất vô nhị ở Việt Nam – Làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) còn đam mê, nhiệt huyết và luôn gắng sức tìm thế hệ kế cận để duy trì và phát triển cái nghề truyền thống từng làm sung túc cuộc sống của người làng.

Chia sẻ với báo chí, nghệ nhân Chu Tiến Công cho hay, thực tế thu nhập từ sản phẩm tò he vốn ít ỏi nhưng với mong muốn bảo tồn giá trị của nghề nặn tò he ở quê hương, ông luôn khích lệ bà con dân làng dù khó khăn nhưng cố gắng giữ nghề truyền thống của cha ông.

Trên con xe đạp treo đầy tò he và bột màu, ông cụ đi quanh con phố huyện để tận tình chỉ dạy cho những ai có nhu cầu theo học. Đặc biệt, cả chục năm nay, cứ mỗi cuối tuần, ông lại đến các trường mầm non, tiểu học để dạy cách làm tò he cho các cháu, để gieo rắc một chút hy vọng rằng, nghề sẽ còn người tiếp nối, không bị thất truyền.

Nghệ nhân vẫn còn đau đáu với nghề ở Làng Cốm Vòng.

Đến làng cốm Vòng, có thể bắt gặp một bà cụ tuổi đã ngoài 80, vẫn đều đặn hàng ngày ngồi trước cổng làng với gánh cốm xanh bên cạnh, tay thoăn thoắt khéo léo gói cốm vào lá sen bán cho khách, bất kể trời nắng hay mưa. Đó là nghệ nhân Nguyễn Thị Khà, một trong số ít những người còn nặng lòng với nghề cốm.Theo bà Khà, làng Vòng đã có truyền thống cả nghìn năm làm cốm. Trước đây cứ 10 nhà thì có 7-8 nhà làm nghề, giờ cả làng cũng chỉ còn chưa đến chục người còn giữ nghề. Đô thị hóa đã lấy đi những cánh đồng nếp bạt ngàn của làng cốm, các nghệ nhân còn làm nghề phải lặn lội đến nhiều nơi khác để chọn và thu mua lúa nếp ngon nhằm giữ hương vị cốm xưa.

“Trước đây, cứ đến mùa là nhộn nhịp tiếng giã cốm. Mùi cốm thơm nức phả khắp nơi. Giờ không còn cảnh đó nữa. Người ta giờ thích xây nhà rồi cho cho thuê trọ, mở hàng kinh doanh cũng nhà nhã hơn làm cốm nhiều. Tiếng giã cốm càng ngày càng thưa rồi. Mai đây không biết còn ai nối nghiệp làm cốm nữa hay không. Bởi người làm cốm phải rất yêu nghề mới làm được, chứ không yêu, không gắn bó, không làm nhiều thì cũng không giữ được nghề”, người nghệ nhân với 70 năm kinh nghiệm làm cốm trăn trở và cho biết: “Giờ muốn truyền nghề cũng chẳng biết truyền cho ai. Ngày sau, không biết con cháu có còn được thưởng thức hương vị đặc trưng của cốm Vòng nữa không?  Bởi bây giờ, nhiều người đã lấy cốm nơi khác về bán rồi nói đó là Cốm Vòng”.

Cha truyền nhưng con không nối. Sự cạnh tranh của hàng hiện đại cùng vết dầu loang đô thị hóa đã dần làm biến đổi về chất các làng, khiến các giá trị văn hóa đặc trưng dần bị mai một. Các nghệ nhân còn lại, họ đang rất trăn trở với nỗi lo nghề bị thất truyền và đánh mất những giá trị văn hóa, di sản thiêng liêng của làng đã được hun đúc, gìn giữ cả nghìn năm lịch sử.

Và rồi, cùng với sự mai một của nghề, văn hóa làng với những nét đặc sắc dân gian cũng dần bị chìm vào dĩ vãng. Hàng trăm lễ hội, trò chơi, trò diễn, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian… hàm chứa vô vàn các giá trị văn hóa bản địa, cũng đã tiêu biến hoàn toàn hoặc mai một dần. Các cách thức bảo tồn hiện tại chỉ đủ để người ta nhắc nhớ về nó, chứ không đủ để làm sống dậy trọn vẹn, đủ đầy vẻ đẹp và giá trị của một di sản văn hóa giàu giá trị.

“Nhiều làng nghề giờ không giữ được hồn cốt, bị biến dạng dần dần. Nên điều tôi lo nhất là làm sao giữ được cốt cách của làng nghề. Đó là những giá trị tinh hoa, những kỹ thuật truyền thống, sự khéo léo của người nghệ nhân. Vì nơi nào có làng nghề thì nơi đó xã hội rất ổn định, có nếp sống văn hóa truyền thống rất đáng gìn giữ, khác hẳn hoàn toàn những làng thuần nông”, PGS.TS. Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trăn trở.

Các trò chơi dân gian, lễ hội, nghệ thuật hát trống quân ở Hát Môn, Phúc Thọ (Hà Nội) vốn là nét đặc trưng văn hóa rất riêng có của một vùng đất giàu văn hiến của xứ Đoài. Đến nay, những hình ảnh đẹp đẽ đó cũng chỉ còn trong ký ức của những cụ già trong thôn.

Tại một quán nước nhỏ trước đền Hai Bà Trưng, một cuộc nói chuyện rôm rả giữa hai thế hệ già – trẻ đã diễn ra khi được gợi nhắc về truyền thống hát trống quân và các trò chơi dân gian đặc sắc một thời của vùng quê này.

Du lịch làng nghề

Các nét đặc sắc văn hóa dân gian tại các làng nghề dường như chỉ còn trong tiềm thức của những người đã có tuổi.

 

Theo các cụ trưởng lão kể lại, nghệ thuật Hát trống quân đã xuất hiện ở Hát Môn – huyện Phúc Thọ từ thuở xa xưa.  Ngày trước, cứ vào mùa thu, khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 và sang đầu tháng 10 âm lịch, khi việc đồng áng đã vãn, tiết trời khô ráo, mát mẻ, các xóm bắt đầu tụ tập lại để hát trống quân. Nhạc cụ đơn giản, dễ làm, mặt trống bằng gỗ dễ kiếm, dây mây, dây mơ ngay ở vườn nhà nên các cuộc hát rất dễ di chuyển. Trống quân không mang yếu tố tâm linh, tôn giáo mà là những cuộc tỏ tình của trai gái trong làng. Cuộc hát chơi thoải mái mang tính giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc của cư dân nông nghiệp vùng bãi bồi ven sông Hồng, sông Đáy.Lớp trẻ trong làng ngày xưa hầu như ai cũng biết hát, cũng tham gia những cuộc hát kéo dài đến khuya. Thời Pháp thuộc, những lính Tây cũng rất vui thú khi chứng kiến những cuộc hát đặc biệt này.

Nhưng theo thời gian, những cuộc hát Trống Quân đến nay đã không còn. Nhắc lại, những người trưởng lão vẫn thuộc lòng những câu hát từ thuở xưa. Kể từ khi Câu lạc bộ hát Trống Quân được hình thành, nghệ thuật dân gian này mới được khôi phục trở lại, trong xã còn một vài nghệ nhân vẫn truyền dạy lại những lời thơ, điệu hát cho thế hệ sau. Những điệu hát trống quân thi thoảng vẫn được vang lên trong các buổi tập và hội diễn văn nghệ nhưng nỗi lo mai một vẫn còn.

Hát trống quân

Bà Nguyễn Thị Loan – Nghệ nhân dân gian, hát họa cho chúng tôi môt bài Trống Quân với tên gọi “Họa chợ Đồng Xuân”:“Chửa chập tối anh đã đốt cây bông

Đốt ra sáng cả phố trong phố ngoài

An Nam nghĩ đó cũng dài

Sáng ra tàu điện, sáng ngoài nắm canh…”

Bà Loan giờ đã gần 80 tuổi, bỏm bẻm nhai trầu, lấy ra mấy tấm ảnh khoe chúng tôi ngày bà đi hát ở các chương trình văn nghệ. Giọng bà có phần trầm buồn hơn khỉ kể: “Mấy năm trước ở làng tôi cũng có thành lập đội hát Trống Quân với mong muốn duy trì cho con cháu sau này. Nhưng rồi chị biết đấy, có kéo dài được lâu đâu. Mà quan trọng nhất là không có kinh tế để duy trì, cũng không có ai đứng ra thực sự tâm huyết. Giờ vẫn có một số người nói với tôi rằng họ thích hát Trống Quân nhưng không có người đứng ra tổ chức. Nếu có đơn vị nào đứng ra thì quá là tuyệt vời, không còn gì hơn nữa!”

Đó chỉ là một trong những câu chuyện điển hình. Thực tế, hầu hết các loại hình văn hóa dân gian khác như Hát xẩm, Hát xoan, Hát ví dặm, Chầu văn, nghệ thuật múa rối nước hay trò chơi dân gian như đánh đu, đua thuyền, chọi gà, đấu vật… ở các làng truyền thống trên suốt dặm dài đất nước cũng đang rất thoi thóp trên hành trình hòa nhập với đời sống hiện đại.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để “cứu” các làng nghề, trong đó có vấn đề gắn làng nghề với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc bảo tồn những tinh hoa làng nghề và tăng thêm những giá trị làng nghề ở cả hai khía cạnh: Kinh tế – du lịch và quảng bá lại là bài toán hóc búa, đang cần tìm ra lời giải.

“Nếu không có những bước đi cho làng nghề truyền thống thì làng nghề sẽ chết. Chết vì không có vùng nguyên liệu, vì phát triển tự phát, chưa kể chế độ dành cho những người giữ gìn làng nghề như các nghệ nhân, người làm làm ra sản phẩm ấy chưa được quan tâm. Trong khi lẽ ra, họ phải được nhìn nhận như tài sản quốc gia”, PGS.TS. Lưu Duy Dần nhấn mạnh thêm.

Du lịch làng nghề

Theo các chuyên gia, làng nghề truyền thống được xem như một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa. Phát triển du lịch làng nghề là hướng đi đầy triển vọng, được nhiều quốc gia trong khu vực ứng dụng từ lâu và họ đã rất thành công trong việc vừa bảo tồn được các làng nghề, vừa thu hút khách du lịch, tạo ra các giá trị gia tăng khác.Đơn cử như Nhật Bản, việc chú trọng phát triển du lịch làng nghề là một biện pháp đem lại hiệu quả và tiếng vang cho các làng nghề thủ công. Vì vậy, không chỉ giới thiệu văn hóa Nhật Bản với bên ngoài, du lịch làng nghề còn khẳng định vai trò quan trọng của ngành nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.

Ý tưởng mỗi làng nghề một sản phẩm được khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó, một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó Thái Lan là nước phát triển tốt nhất. Hiện tại ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP. Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đơn cử như làng sản xuất dù truyền thống của người dân Bor Sang (Chiang Mai), làng làm gốm Koh Kret ở ngoại ô Bangkok…

Làng nghề Thái Lan

Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn

.

Thực tế cho thấy, sự hấp dẫn du khách đến với làng nghề được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như không gian văn hóa làng nghề, kỹ năng của nghệ nhân, sản phẩm lưu niệm được bán tại chỗ… Do đó, kết hợp làng nghề và hoạt động du lịch sẽ mở ra triển vọng lớn để cứu những làng nghề truyền thống khỏi nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Làng nghề làm đa dạng sản phẩm du lịch và làm tăng nguồn thu ngành du lịch.Ngược lại, du lịch góp phần quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử, nét tài hoa của nghệ nhân làng nghề và hỗ trợ “xuất khẩu tại chỗ”, giải quyết đầu ra cho sản phẩm – vốn đang là thách thức lớn nhất của các làng nghề truyền thống hiện nay, giúp nghệ nhân có thể sống được bằng nghề và các thế hệ sau có động lực tiếp nối nghề truyền thống.

“Có thể nhận thấy đây là một tiềm năng rộng mở của các làng nghề truyền thống, cần khai thác có hiệu quả để phát triển bền vững”, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các Cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ Việt Nam nhấn mạnh.

PGS.TS. Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng cho rằng, du lịch và làng nghề có mối quan hệ mật thiết. Việc phát triển du lịch là một giải pháp tốt để “đánh thức” các giá trị tiềm năng của làng nghề đang dần “chìm vào giấc ngủ”.

“Làng nghề đang có tiềm năng du lịch rất lớn, nên nó phải được gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch, để các nhà đầu tư, nhà kinh doanh họ đến họ đầu tư, đưa làng nghề thành một giá trị đặc trưng nổi bật của Việt Nam.

Du lịch làng nghề

Điều này, chúng ta phải học Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ đã xây dựng các làng nghề thành các điểm thăm quan nổi tiếng cả nước và tạo thương hiệu với cả thế giới”, PGS.TS. Lưu Duy Dần cho biết.Rõ ràng, với hệ thống các làng nghề phong phú, đa dạng với với 11 nhóm nghề chính như sơn mài, gốm sứ thủy tinh, thêu ren, dệt, mây tre đan, cói, giấy thủ công, tranh in khuôn gỗ, chạm khắc đá, kim khí, đúc đồng, chạm bạc…phân bổ khắp các làng theo chiều dài đất nước, du lịch làng nghề sẽ là loại hình du lịch thế mạnh của Việt Nam. Đó là chưa kể, ngoài cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề truyền thống Việt Nam còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng nghề lại gắn với một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có một số ít  những làng nghề gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch và thu hút khách khá nhộn nhịp như gốm Bát Tràng (Hà Nội), nón lá Phú Cam (Huế), lồng đèn Hội An, gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), mỹ nghệ dừa Bến Tre…thì ở các làng nghề truyền thống khác, hoạt động du lịch chỉ diễn ra ở mức nhỏ lẻ, manh mún, tự phát. Dễ thấy nhất là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu bản sắc và chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch nên chưa có hiệu quả doanh thu cao.

Các làng nghề chưa được đánh giá đúng về tiềm năng phát triển du lịch. Hầu hết mới chỉ chú ý việc đưa khách đến tham quan nghề và giới thiệu sản phẩm mà chưa chú ý khai thác các giá trị văn hóa tích hợp, giá trị cảnh quan, kiến trúc như đình chùa, miếu, nhà thờ họ… cùng các giá trị tinh thần như những câu chuyện huyền tích về nghề và tổ nghề, mối liên kết cộng đồng.

“Khai thác chưa hiệu quả”, “còn cần tìm giải pháp” là những cụm từ vẫn thường xuất hiện trong các báo cáo đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề của các địa phương.

Các chuyên gia nhấn mạnh, làng truyền thống tích hợp nhiều giá trị văn hóa, mang tiềm năng phát triển du lịch phong phú và đặc trưng nhưng đó vẫn còn là tiềm năng ngủ. Vấn đề làm thế nào để biến những tài nguyên này thành sản phẩm du lịch hấp dẫn vẫn là bài toán hóc búa khiến nhiều làng nghề loay hoay.  “Làng nghề đang hội tụ rất nhiều tinh hoa, họ đang muốn khoe sắc, nhưng lại thiếu đơn vị, hoặc phương tiện để đẩy mạnh điều này”, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh.

Du lịch làng nghề

Thực tế, nhu cầu trải nghiệm của người dân đô thị hiện đại với những giá trị cội nguồn, văn hóa là rất thường trực. Đây là một tiềm năng lớn nếu chúng ta tạo ra được những không gian trải nghiệm văn hóa truyền thống, tinh hoa làng nghề ngay trong lòng những khu đô thị. Sức sống bền vững của làng nghề cần gắn liền với đời sống của cư dân.Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhu cầu trải nghiệm của chính người dân đô thị cũng chưa được đáp ứng chứ chưa nói đến nhu cầu của du khách. Bởi chưa có những không gian trải nghiệm chiều sâu văn hóa, di sản đúng nghĩa, chưa có một nơi đủ sức kết nối cư dân hiện đại với những giá trị truyền thống của cha ông, một nơi đủ để bất kỳ ai cũng tìm thấy nhu cầu của mình khi đến thăm.

“Chúng ta đang chưa tạo ra được một thói quen hay nhu cầu thích ứng của người dân đối với sở thích này. Dù Nhà nước đã có tổ chức các hoạt động du lịch trải nghiệm nhưng vẫn chưa đủ, sự trải nghiệm của người dân chưa nhiều nên hiệu quả chưa cao”, PGS.TS. Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho hay.

Khẳng định nhu cầu trải nghiệm là rất lớn nhưng chưa được đánh thức, vị chuyên chuyên gia nêu dẫn chứng: “Từ khi triển khai không gian trải nghiệm phố đi bộ Hồ Gươm, người dân rất thích và hưởng ứng. Nhưng nếu không tạo ra được phố đi bộ này thì chưa chắc khi chúng ta hỏi người dân, họ đã mong muốn hoặc hào hứng với việc xem các sản phẩm của làng nghề hoặc các chương trình văn hóa, văn nghệ dân gian. Nên chúng ta cần phải thúc đẩy điều này, tạo dần thói quen cho người dân, nó giống như món ăn, ăn nhiều mới nhớ”.

Theo đó, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh, muốn tạo ra được không gian đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm văn hóa, di sản, làng nghề của người dân và du khách, qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị này cần phải gắn với với sự đầu tư bài bản.

Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề

Các chuyên gia nhận định, việc làm sống dậy các giá trị truyền thống, tinh hoa làng nghề trong cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dân, du khách cũng là cách để duy trì làng nghề, tạo môi trường tốt cho thợ thủ công, nghệ nhân sáng tạo và tôn vinh giá trị văn hóa nghề của họ…Theo đó, giải pháp để các doanh nghiệp lớn tham gia trực tiếp vào công tác gìn giữ làng nghề thông qua việc hình thành những dự án đô thị kết hợp trung tâm trải nghiệm chiều sâu văn hóa làng nghề và văn hóa dân gian vùng miền; trưng bày, trải nghiệm hoạt động sản xuất và mua sắm các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đến từ các làng nghề nổi tiếng trong không gian khu nghỉ dưỡng; kết hợp ứng dụng công nghệ khoa học 4.0 vào sản xuất, giới thiệu và phân phối sản phẩm đến du khách Việt Nam – quốc tế, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư địa phương có cơ hội bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của cha ông… được đánh giá là hướng đi hiệu quả, có thể tháo gỡ các nút thắt hiện có trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng nghề.

“Các sản phẩm của nghệ nhân, ẩm thực vùng miền, trò chơi dân gian…là những yếu tố rất hút du khách. Chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức những chợ làng nghề, những trung tâm trải nghiệm để để quảng bá và thu hút người dân đô thị, du khách trong nước và khách du lịch quốc tế đến tham quan, trải nghiệm và thu tiền.

Nếu có doanh nghiệp đầu tư thì là điều quá tốt, đó cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh của làng nghề đến với du khách. Bởi các làng nghề đang cần có một chỗ dựa, nhưng chỗ dựa ấy phải đàng hoàng, vững chãi và phải công tâm, hướng tới sự phát triển bền vững, đôi bên cùng có lợi”, PGS.TS. Lưu Duy Dần chuyên gia nhấn mạnh.

Các sản phẩm của nghệ nhân, ẩm thực vùng miền, trò chơi dân gian…là những yếu tố rất hút du khách.

Những tiềm năng còn bỏ ngỏ của làng nghề và các di sản văn hóa – “vật báu” quốc gia cũng là niềm trăn trở lâu nay của Sunshine Group. Chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp ấp ủ và cho ra đời một siêu dự án nghỉ dưỡng Sunshine Heritage lấy điểm nhấn là tinh hoa văn hóa làng nghề, tạo ra một không gian hội tụ các giá truyền thống, nơi mà các nghệ nhân có thể thỏa sức với đam mê, không còn trăn trở nỗi lo nghề bị thất truyền; nơi mà mọi cư dân và du khách ghé thăm đều có thể hòa mình vào trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của địa phương, đất nước. Đó là một không gian hòa quyện giữa những giá trị truyền thống và hiện đại, góp phần hình thành một cộng đồng tinh hoa, ươm mầm văn hóa cho thế hệ tương lai.Thành phố nghỉ dưỡng “mang thương hiệu” Sunshine Heritage tại Hà Nội được xem là dự án tiên phong dẫn lối với dấu ấn văn hóa đậm nét, mở đầu cho một tư duy mới: Đưa những tinh hoa văn hóa làng nghề, di sản sống dậy trong lòng đô thị hiện đại, gắn với dự án nghỉ dưỡng của Sunshine Group.

Lần đầu tiên, tại “Thủ đô di sản” có một khu nghỉ dưỡng kiến tạo không gian đậm chất văn hóa, tái hiện di sản, làm thăng hoa các giá trị làng nghề mà chỉ cần vài bước chân, người dân, du khách đã có thể hòa mình vào cuộc sống của những vùng quê bình dị, giàu bản sắc của mảnh đất nghìn năm văn hiến, điểm nhấn là những tinh hoa văn hoá đặc sắc của xứ Đoài trăm nghề.

Trong không gian ấy, có những căn nhà gỗ, ngói đỏ, cột kèo chạm trổ tinh vi đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, cùng cây đa, giếng nước, sân đình…; có khu vực trưng bày, trải nghiệm các hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công của nghệ nhân đến từ các làng nghề nổi tiếng như tò he Phú Xuyên, nón làng Chuông, gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, cói Kim Sơn… ; hay những màn biểu diễn: Rối nước, hát xẩm, ả đào, viết thư pháp, kéo co, đánh đu… ; và cả những phiên chợ quê độc đáo với các sản vật đặc trưng vùng miền của người Việt: Chợ hoa Tết Thăng Long, chợ Viềng Nam Định, chợ đêm Đồng Xuân…

Dự án Sunshine Phúc Thọ.

Trên diện tích gần 300ha, Sunshine Heritage tại Phúc Thọ sẽ là nơi quy tụ một chuỗi những di tích, văn hóa và làng nghề truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.

Tọa lạc tại chính mảnh đất “trăm nghề” Phúc Thọ – Ba Vì, Sunshine Heritage sẽ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng nghề, là cầu nối đưa làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế bằng cách hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trên nhiều khâu từ sản xuất đến quảng bá, tạo “chợ online”, những sản phẩm truyền thống được “lên kệ” không chỉ trong nước mà vượt ra biên giới đến với người tiêu dùng quốc tế, mang lại cho người dân thêm nhiều việc làm và cơ hội làm giàu ngay trên quê hương mình.Ngoài ra, mảnh đất xứ Đoài còn là cái nôi hun đúc những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa từ ngàn đời với lễ hội đền Hai Bà Trưng, văn nghệ dân gian Hát trống quân, cùng với đó là hàng trăm di tích lịch, sử văn hóa và sự phong phú của ẩm thực vùng miền. Sunshine Heritage sẽ là cầu nối làm sống dậy các giá trị văn hóa truyền thống đó, đưa vùng quê này này điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Theo đó, Sunshine Heritage sẽ là một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm văn hóa, “thỏi nam châm” hút khách trong thời gian tới. Theo thông tin được tiết lộ, mỗi siêu dự án thuộc dòng Sunshine Heritage có quy mô khoảng 300ha, ngoài Hà Nội, chủ đầu tư còn triển khai mô hình này ở Phan Thiết (Mũi Né) và TP. HCM. Chủ đầu tư đã mạnh tay chi tới hơn 5 tỷ USD và dồn toàn bộ tâm huyết vào chuỗi dự án để Sunshine Heritage thực sự trở thành điểm đến không thể bỏ qua.

Các chuyên gia đánh giá, việc khiến di sản sống dậy trong chính không gian đô thị hiện đại là cách thức tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng chính là điểm đặc biệt tạo ra sức hút cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hiện có trên thị trường./.